Denim xuất phát điểm tầm thường nhưng đã trở thành xu thế phổ biến toàn cầu

1.Vải denim là gì.

Vải denim (tiếng Anh: Denim, tiếng Pháp: de Nîmes) là tên gọi của một loại vải được dùng để may quần jeans. Denim được dệt thoi vải chéo từ sợi Cotton hoặc bằng một số loại sợi tổng hợp khác. Quá trình dệt vải Denim dệt từ các sợi cotton gồm hai màu, trong đó sợi dọc được nhuộm màu (warp) và sợi ngang màu trắng không nhuộm (weft). Nên khi dệt xong vải denim thường có màu xanh bên ngoài (mặt trước) và màu trắng bên trong (mặt sau).

jacket denim-vietnamclothing.JPG

Áo khoác denim do VietnamClothing sản xuất

2. Lịch sử ra đời của vải Denim

Vào thế kỷ XVIII, vải jean được sử dụng để may quần áo workwear bởi sự bền bỉ qua cho dù đã qua nhiều lần giặt, và khả năng chông mai mòng qua nhiều loại thời tiết. Và denim cũng đi lên cùng thời điểm với vải jean, nhưng denim thì đắt và bền hơn vải jean.

jean-vietnamclothing.jpg

Quần Jean do VietnamClothing sản xuất

Nói về cái tên denim, nhiều nguồn tư liệu viết rằng denim là một cách đọc sai của từ tiếng Pháp “serge de Nimes”, một loại vải serge đến từ thị trấn Nimes của Pháp. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đặt câu hỏi với sự giải thích này. Loại chất liệu mang tên “serge de Nimes”  được biết đến ở Pháp vào trước thế kỷ XVII. Cũng vào thời gian đó, có 1 loại vật liệu khác ở Pháp mang tên “nim”. Cả hai loại vật liệu này đều được làm 1 phần từ len. Serge de Nimes cũng được biết đến ở Anh vào trước thế kỷ XVII. Một câu hỏi khác được đặt ra: loại vật liệu này được nhập khẩu từ Pháp hay là một vật liệu của Anh nhưng được đặt cùng tên? Theo một nhà nghiên cứu, vật liệu được đặt tên theo một vị trí địa lý nào đó thì thường được sản xuất ra ở một nơi khác; cái tên được sử dụng chỉ nhằm làm tăng nét đặc biệt cho vật liệu khi được bày bán. Vì vậy, có khả năng “serge de Nimes” được mua ở Anh cũng được sản xuất ở Anh, chứ không phải ở Nimes, Pháp. Câu hỏi vẫn còn đó, tại sao từ “denim” lại được nhiều người nghĩ rằng có nguồn gốc từ “serge de Nimes”. Serge de Nimes được làm từ lụa và len, trong khi denim thì hoàn toàn làm bằng cotton. Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ có được câu trả lời.

short denim-vietnamclothing.jpg

Quần short jeans do VietnamClothing sản xuất

Không hào nhoáng như những vật liệu da đắt tiền, denim mang lại sử mộc mạc, cổ điển, sự chân thật bởi chính lịch sử của nó. Một loại vật liệu quen thuộc nhưng lại rất mơ hồ khi nói đến nguồn gốc ra đời của nó. Một loại vật liệu mà có thể nói là sẽ đi theo suốt sự phát triển của lịch sử ngành thời trang. Vậy tại sao denim lại trở thành một thứ huyền thoại như vậy. Tại sao những chiếc quần làm từ denim lại được gọi là quần jean mà không phải là quần denim. Vậy thật sự denim và jean là hai hay chỉ là một vật liệu mà thôi. Hãy tiếp tục cùng VietnamClothing đi trả lời những câu hỏi này.

women's shorts jean-vietnamclothing.jpg

Quần short jeans nữ do Vietnamclothing sản xuất

3. Jean, denim câu chuyện thú vị đằng sau chúng

Đầu tiên để tìm hiểu về câu chuyện này chúng ta sẽ cần tìm hiểu về lịch sử ra đời của những chiếc quần jean đầu tiên.

“Levi tìm tới San Francisco vào năm 1853. Nhận ra sự cần thiết của một chiếc quần chắc chắn, bền bĩ cho những người đào vàng, Levi đã sử dụng loại vải dù nâu để may quần. Sau đó ông nhuộm màu xanh cho chất liệu, và rồi chuyển sang sử dụng denim”trong nhiều thập kỉ, câu chuyện về chiếc quần jeans được kể như vậy. Nhưng sự thật thì lại hoàn toàn khác.

Levi strauss-vietnamclothing.jpg

Levi Strauss

Vào năm 1847, Levi Strauss cùng gia đình đã rời Đức để đến New York nơi anh trai của ông đang kinh doanh các sản phẩm dệt thô như vải, đồ lanh, quần áo... Sau đó vài năm, vào năm 1853 ông đã đến San Francico nơi phong trào đào vàng đang diễn ra mạnh mẽ.

gold miner-vietnamclothing.jpg

Những người thợ đào vàng cần những món đồ đủ chắc chắn cho việc đào vàng

Tất nhiên ông vẫn tiếp tục sản xuất và buôn bán các mặc hàng thô phục vụ cho những người đào vàng. Đến năm 1872, Jacob Davis một người thợ chuyên may quần áo phục vụ cho những người đào vàng đã đến tìm ông Levi để bàn về việc cải tiến những loại quần áo này. Vào thời điểm đó Levi và Jacob đã sử dụng 2 loại vải để sản xuất các loại quần áo này đó là vải cotton duck màu nâu (gần giống như vải Canvas nhưng được dệt dày hơn) và vải denim màu xanh để may những chiếc quần "Waist overall" ( Và tất nhiên ông không hề nhuộm vải cotton duck từ màu nâu thành màu xanh như mọi người đã nghe). Sau đó khi thấy phần túi quần khá lỏng lẻo và để tăng thêm độ chắc chắn cho chiếc quần này Levi và Jacob đã dùng những chiếc nút rivet để đóng phần túi quần.

men's shorts jean-vietnamclothing.jpg

Nút rivet là một sáng tạo đã giúp gia cố chiếc quần 

Vào ngày 20 tháng 5 năm 1873 hai ông đã được cấp bằng sáng chế cho việc này (giải thích cho việc trên mạc những chiếc quần Levi's có dòng chữ May 20 1873). Nhận ra những chiếc quần của mình rất phù hợp cho workwear ông đã sử dụng vải denim để thay thế cho vài cotton duck, bởi sự bền bỉ và thính thoải mái của vải denim. Và những chiếc quần Jeans đầu tiên đã ra đời từ đây.

duck cotton-vietnamclothing.jpg

Quần được may bằng vải Cotton duck

Vào năm 1911, quần Jeans không còn được làm bằng vải cotton duck nữa mà đã chuyển hoàn toàn sang vải denim do sự yêu thích của khách hàng đến với vải denim. Vào những năm 1920, những chiếc quần Jeans của Levis Strauss & Co trở thành biểu tượng cho thời trang workwear tại phía Tây nước Mỹ. Bước vào những năm 1930 những chiếc quần jeans được nâng lên một tầm cao mới khi hình ảnh những chàng cao bồi lãng tử trong chiếc quần jeans được phổ biến mạnh mẽ. Và quần Jean hay chất liệu denim được coi là chất liệu của những người Mĩ khi được nhiều tên tuổi nổi tiếng mặc John Wayne, Gary Cooper,...

Vậy cuối cùng các bạn đã hiểu được Jeans không phải là vải, Jeans là một loại quần và denim chính là chất liệu để tạo nên quần Jeans. Đã có tới nhiều chất liệu được gọi là vải jeans như duck cotton, denim.. Nhưng tới bây giờ Jeans và Denim đã như gắn liền với nhau không thể tách rời.

4. Các loại vải denim hiện có trên thị trường

Cotton Denim

Cotton Denim (hay 100%Cotton Denim) là loại vải được dệt hoàn toàn bằng sợi cotton được làm từ cây bông. Đây là loại vải denim bình thường mà bạn có thể tìm được ở bất kì đâu. Cotton Denim thường mang đến cảm giác thô nhưng bền chắc và đa năng. Để may quần từ Cotton Denim thì phải qua một bước Wash để jean trở nên mềm mại và dễ mặc hơn.

Cotton denim-vietnamclothing.jpg

Cotton Denim

Stretch Denim

Vải Stretch Denim (hay vải Denim co giãn) là tên gọi của vải Denim được dệt từ bông nhưng có kết hợp với sợi tổng hợp co giãn như lycra/spandex mang lại sự co giãn thoải mái hơn cho người mặc loại vải 100% cotton Denim. Độ giãn của vải Stretch Denim sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm của sợi tổng hợp có trong vải.

Stretch Denim-vietnamclothing.jpg

Stretch Denim

Selvedge Denim

Vải Selvedge Denim (hay vải Denim thắt mép) là tên gọi của loại vải Denim được dệt với kỹ thuật tự thắt mép trong khi dệt vải Denim. Vải Denim Selvedge được dệt từ máy dệt thoi sợi ngang với thớ vải hẹp, và mép vải được may viền cẩn thận ở phía ngoài giúp mép vải không bị xơ và bong ra. Thông thường các loại vải jeans khác sẽ không được may viền ở đầu mép vải. Loại Vải Selvedge Denim là loại vải chất lượng cao rất bền đẹp và đắt tiền.

Selvedge Denim-vietnamclothing.jpg

Selvedge Denim

Colored Denim

Vải Colered Denim (hay gọi là vải denim màu) là loại vải denim được nhuộm thành màu khác so với màu xanh truyền thống. Loại vải denim này thường được nhuộm bằng Sulphur (Sulphur dying) thay vì nhuộm bằng thuốc nhuộm chàm (Ichigo dying) như bình thường.

Colored Denim-vietnamclothing.jpg

Colored Denim

Raw Denim

Vải Raw Denim (hay Denim thô, Dry Denim) là loại vải Denim được may bằng 100% sợi cotton. Loại Raw Denim là vải denim thô chưa trải qua bất kỳ quy trình Wash xử lý sợi vải thông thường nào để triệt tiêu co rút, làm mền mịn, ngăn chảy màu của sợi vải…..mà bất kỳ loại sản phẩm được may bằng vải denim bình thường phải trải qua. Raw Denim sau khi đi được dệt trên khung dệt chúng đi thẳng qua khâu cắt may thành quần jeans rồi sau đó bán trực tiếp cho bạn, nên chúng được gọi là quần jeans Raw Denim

Raw Denim-vietnamclothing.jpg

Raw Denim

5. Cách sản xuất vải Demin

Tất cả những bước dưới đây là một cách tổng quát nhất để các bạn có thể hiểu cách để tạo ra một tấm vải denim.

-Bước 1: Cây bông được thu hoạch bằng tay hoặc máy từ các cánh đồng hoa khổng lồ trên toàn thế giới.

-Bước 2: Bông được tách ra khỏi các hạt bông rồi làm thành xơ bông.

-Bước 3: Các xơ bông được đóng thành kiện.

-Bước 4: Xơ bông được kéo thành sợi từ các nhà máy sợi.

-Bước 5: Sợi bông được nhuộm cho màu sắc như màu xanh chàm Ichigo cổ điển.

-Bước 6: Sợi sau đó được dệt trong khung dệt thoi hoặc máy dệt thoi để trở thành cuộc denim.

-Bước 7: Các cuộc denim được chở đến các xưởng may để trải qua một vài bước nữa để hoàn thiện một chiếc quần Jeans.

denim fastory-vietnamclothing.jpg

Quá trình sản xuất vải Denim

6. Ưu điểm và nhược điểm của vải denim

Ưu điểm 

-Độ bền: Nhắc đến vải denim thì chúng ta phải nói đến độ bền của chúng. Chính độ bền cao và khả năng chống lại sự mài mòn của ngoại lực đã khiến cho vải denim được chọn để may quần jeans. Thông thường vải denim sẽ không bị sờn rách, hỏng, xô chỉ như những loại vải khác. Các sản phẩm được may từ vải denim thường có thời gian sử dụng rất cao, một số sản phẩm lên đến 10 năm tuổi thậm chị còn lâu hơn nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách. Một số chiếc quần jeans từ hãng Levi's được sử dụng từ những năm 1890-1900 đến nay và từng được bán đấu giá lên đến 64.000$.

Vintage-levi jean-Vietnamclothing.jpg

Vintage 90s Levis

-Sự thoải mái: Sau nhiều cải tiến từ phiên bản vải Cotton Denim thô cứng chỉ có thể dùng làm quần áo bảo hộ lao động. Ngày nay vải Denim đã được cải thiện bằng cách pha, phối hợp nhiều cách xử lý vải hiện đại khác nhau tạo nên sự mền mịn cho vải. Chính vì thế vải Denim có rất nhiều biến thể nhầm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng, tạo sự thoải mái tối đa cho người mặc.

Nhược điểm

-Lâu khô: Vải denim thường khá dày nên lâu khô hơn so các loại vải khác. Ngoài ra khả năng thấm hút mồ hôi của vải denim khá kém nên vải denim thường được ưa chuộng hơn ở các vùng khí hậu lạnh.

-Dễ phai màu: Do phương pháp nhuộm bằng thuốc nhuộm được chiết xuất từ cây chàm nên màu xanh của denim thường dẽ phai sau nhiều lần giặt. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ thì nhược điểm này đã và đang được cải thiện.

Vintage Levis.jpg

Vintage Levis

7. Các sản phẩm được làm bằng vải denim

Vải denim đang ngày càng phổ biến thời trang và cả cuộc sống. Chính vì sự phủ sóng như vậy cho nên các sản phẩm làm từ denim ngày càng trở nên phong phú hơn. Từ quần áo denim, váy denim, giày, mũ, túi ... hầu như để tất cả các sản phẩm thời trang hiện giờ đều có thể cách điệu bằng cách thêm chất liệu denim vào. 

denim bag-vietnamclothing.jpg

Denim Bag

Jean skirt-vietnamclothing.jpg

Denim skirt

LV Trainer-Vietnamclothing.jpg

Louis Vuitton Trainer

Tóm lại

Sinh ra tại Châu Âu, denim lại tìm được ngôi nhà hoàng hảo tại Mĩ. Với sự ra đời của quần Jeans, denim đã mang đến cho cuộc sống chúng ta một chút hoài cổ, thoải mái, đa dụng mỗi khi mặc nó. Không chỉ là những chiếc quần Jeans như đã nói ở trên denim đã len lỏi vào thời trang vào cuộc sống của chúng ta. Denim không còn là một loại vật liệu mà nó đã tạo lên một xu hướng, một dấu mốc, một điểm nhấn trong lịch sử phát triển của ngành thời trang nói riêng và sự phát triển của lịch sử thế giới nói chung. Và denim không dừng lại mà nó vẫn đang tiếp tục phát triển mà đồng hành cùng với sự phát triển của nhân loại.

Denim outfit-vietnamclothing.jpg

Ảnh minh hoạ

 

Bài viết liên quan